Tin tức

Các bước bảo trì hệ thống báo cháy

28-02-23 | 9:37

Có thể nói hệ thống báo cháy là một trong những hệ thống an toàn quan trọng và được quan tâm nhất hiện nay. Để duy trì hoạt động luôn ổn định thì bạn nên tiến hành bảo trì hệ thống báo cháy theo định kỳ để đảm bảo hoạt động liên tục. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình bảo trì hệ thống báo cháy ngay sau đây nhé.

1. Vì sao nên thường xuyên bảo trì hệ thống báo cháy?

Hệ thống báo cháy cũng giống như các hệ thống khác, để đảm bảo hoạt động diễn ra xuyên suốt và thuận lợi nhất thì các bạn nên thường xuyên bảo trì định kỳ. Công việc này có nhiều lợi ích như:

+ Bảo trì sẽ giúp ngăn chặn nhanh các sự cố hỏa hoạn xảy ra.

+ Bảo trì giúp phát hiện kịp thời những hư hỏng, lỗi kỹ thuật có thể xảy ra để tránh những trường hợp xấu nhất.

+ Đảm bảo hoạt động tốt nhất và ngăn chặn được hậu quả xấu gây ra khi có sự cố, đảm bảo an toàn tính mạng và tránh thiệt hại về tài sản vật chất.

+ Bảo trì thường xuyên giúp con người cảm thấy an tâm hơn khi làm việc tại khu vực đó.

2. Quy trình bảo trì hệ thống báo cháy

Quy trình bảo trì hệ thống gồm các bước đó là:

2.1 Bảo trì tủ trung tâm

Tủ trung tâm là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống. Tủ chứa tất cả các thiết bị quan trọng nhất. Công viện bảo trì bao gồm:

+ Tiến hành kiểm tra và ra soát lại các tín hiệu của bo mạch cũng như các bộ phận nguồn.

+ Kiểm tra lại nguồn, bảng điều khiển cũng như các tín hiệu đèn có hoạt động bình thường hay không?

+ Lau chùi tất cả bụi bẩn dính trong, xung quanh tủ.

+ Khởi động và thử lại các tính năng của tủ để kiểm tra

2.2 Bảo trì hệ thống cáp tín hiệu

Với bộ phận tín hiệu sẽ giúp truyền thông tin đến người dùng và những người có mặt trong khu vực được biết khi có xảy ra hỏa hoạn. Bạn cần tiến hành kiểm tra lại có nối cáp có bị đứt hay không? Rồi bổ sung các mối nối vào bản vẽ sơ đồ thiết bị

2.3 Bảo trì đầu dò khói

Đầu dò khói cũng là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống chữa cháy. Do đó, khi bảo dưỡng bạn cần kiểm tra:

+ Kiểm tra bộ phận nguồn, dây dẫn của dò đầu khói xem còn hoạt động tốt không?

+ Lau chùi tất cả các vị trí xung quanh đầu dò khói để đảm bảo sạch bụi bẩn.

+ Đọc lại thông số và test lại khả năng dò khói của hệ thống.

2.4 Bảo trì đèn chớp báo cháy

Đèn chớp là tín hiệu thông báo cho những người có mặt tại đó biết được những nguy hiểm cháy nổ đang xảy ra. Bạn cần kiểm tra nguồn, bộ phận cung cấp tín hiệu còn hoạt động tốt hay không? Đồng thời lau dọn và vệ sinh sạch sẽ các điểm trên hệ thống.

2.5 Bảo trì còi báo cháy

Cũng là bộ phận quan trọng không kém. Còi báo vang ra tiếng động, âm thanh thông báo cho những người xung quanh khu vực đó. Công việc bảo trì gồm: Kiểm tra độ rung của còi; nguồn và dây dẫn tín hiệu hoạt động ổn định hay bị chập chờn ở đâu hay không.

2.6 Bảo trì nút nhấn khẩn

Bộ phận cuối cùng trong hệ thống báo cháy mà bạn cần kiểm tra đó chính là nút nhấn khẩn. Bạn sẽ phải kiểm tra nguồn và lau chùi sạch sẽ đầu nối.

Trên đây là bài viết chia sẻ về Quy trình bảo trì hệ thống báo cháy mà bạn nên biết. Mong rằng với những phút chia sẻ trên đã mang đến cho các bạn độc giả thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn. Để được tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ đến địa chỉ website: https://saothien.com/ nhé. Đây còn là cơ sở phân phối hệ thống báo cháy lưu trữ SAN và NAS của Infotrend hàng đầu hiện nay. Tại đây có rất nhiều hệ thống chữa cháy địa chỉ như: FC721, FC722, FC724, FC726,…

0 comments

Comments

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *